Cúng Giao thừa – nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Đó là dịp để con cháu sum vầy đông đủ, cầu mong một năm mới hạnh phúc, bình an.
Người Việt từ xưa tới nay có tín ngưỡng thờ tổ tiên (thờ những người đã khuất). Nhà nào cũng có một bàn thờ tổ tiên được đặt tại vị trí trang trọng và sạch sẽ nhất. Mỗi gia đình đều có cách trang trí, bày biện bàn thờ khác nhau. Nhưng đều có điểm chung đó là có 2 đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, hương là tinh tú (sao). Bát hương được đặt trang trọng trên bàn, có nhà có 1 bát thì để chính giữa, nhà nào có 2 bát hương thì để đối xứng nhau.
Cúng Giao thừa ngoài trời
Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển (行遣) cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. Mười hai vị Hành khiển và Phán quan gồm:
- Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.
- Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.
- Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.
- Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.
- Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.
- Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.
- Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.
Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới.
Cúng Giao thừa trong nhà
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin. Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao gồm: Bánh chưng; Giò – chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Tùy theo vùng miền mà có các món đặc trưng khác nhau.
Khi cúng Giao thừa trong nhà, người trụ cột trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ. Khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế. Gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Chúc các bạn có những ngày cuối năm vui vẻ, sẵn sàng dọn dẹp nhà cửa để đón 1 năm mới bình an và may mắn hơn nhé!