Thiềm Thử hay còn gọi là cóc 3 chân, cóc tài lộc. Là một linh vật trong giới phong thủy, rất được nhiều người ưu chuộng vì khả năng cầu tài lộc và may mắn của nó
1/ Truyền thuyết
Theo truyền thuyết, Thiềm Thừ là 1 yêu quái chứ không phải cóc thần nên được Lưu Hải Tiên Ông thu phục, cải tà quy chính, muốn đi giúp đỡ người nghèo khổ bằng cách nhả tiền cho họ( lí do trong các tượng Thiềm Thừ đều ngậm tiền ). Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ nhà ấy sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Thiềm Thừ được người đời tôn xưng là linh vật quý, biểu tượng cho thịnh vượng chỉ đứng sau Tỳ Hưu .
Người Trung Hoa cho rằng, nếu dưới ao, giếng nhà bạn có họ nhà cóc thì gia đình bạn sẽ tránh được nguy hiểm rình rập. Như vậy, cóc còn được coi là biểu tượng của sự yên lành.
Do đó, khi vào dịp hỷ sự, người ta thường tặng nhau cóc tài lộc để chiêu tài và chuyển hung hóa cát cho nhà cửa
2/ Ý nghĩa Thiềm Thừ trong phong thủy
Trong truyền thuyết, cóc ngậm tiền được mô tả là có thể “phun ra của cải” và chỉ sống ở những nơi có sự giàu có. Nó rất nhạy cảm với các “mùi” của sự giàu có. “Thực phẩm” chủ yếu của nó bao gồm vàng, bạc, đá quý. Vì thế, ý nghĩa của con cóc trong phong thủy mà người xưa tin rằng nó xuất hiện ở nơi nào thì nơi đó sẽ có nhiều vàng bạc, trở nên giàu có.
Thông thường tượng này gồm một con cóc ba chân ngồi trên giá tài lộc là một đống tiền, miệng ngậm một đồng xu, hai bên sườn đeo hai xâu tiền cổ.Trên đầu cóc có hình Lưỡng nghi (hình tròn), phía bên trong hình tựa như hai con cá quay đầu lại với nhau. Còn phía trên lưng cóc có những nốt sần gọi là chòm sao Đại Hùng
Bên cạnh việc thu hút tiền tài và bảo vệ, Thiềm Thừ còn giúp gia chủ ngăn chặn các vận xấu liên quan đến việc thất thoát tiền bạc. Nếu bạn đang đối đầu với các vấn đề về tài chính, việc có một chú Cóc ngậm tiền trong nhà là điều nên có. Cóc ngậm tiền được tin là có sức mạnh độc đáo đầy quyền năng, nó có thể giúp bạn giải quyết hầu hết các vấn đề về tiền bạc mà bạn đối mặt trong cuộc sống.
Vị trí đặt Thiềm Thừ trong phong thủy
Nên
- Đặt Thiềm Thừ hướng mặt vào trong nhà (nếu Thiềm Thừ không ngậm tiền thì hướng ra ngoài)
- Đặt Cóc Thiềm Thừ ở góc đối diện chéo với cửa chính. Nếu đặt ở cửa hàng thì có thể đặt trên bàn thu ngân (hướng vào phía trong). Điều quan trọng là đặt Cóc luôn hướng vào phía trong cửa hàng là được. Tại bàn làm việc, có thể đặt cóc xoay một chút về phía mình
- Thiềm Thừ cần một chén nước và ít hoa quả. Vào ngày Rằm nên đổi nước và hoa quả
Không nên
- Không đặt Thiềm Thừ trong nhà vệ sinh, phòng tắm, phía ngoài căn nhà.
- Không đặt đối diện cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông hơi.
- Không nên tạo phủ vải hoặc mang bất kỳ thứ gì phủ lên trên mắt Thiềm thừ.
- Không nên đặt quá 9 con Cóc trong nhà.
- Không đặt Thiềm Thừ đối diện bể cá hay hồ nước
3/ Khai quang, điểm nhãn Thiềm Thừ
- Lựa chọn một ngày đẹp để tắm rửa sạch sẽ cho Thiềm Thừ
- 1 thùng nước, nửa nước mưa + nước giếng
- Đổ vào đồ chứa sạch sẽ
- Ngâm Thiềm Thừ 3 ngày 3 đêm
- Dùng khăn bông lau khô Thiềm Thừ
- Dùng nước CHÈ, phẩy vào mắt Thiềm Thừ để khai quang
- Thiềm Thừ thông linh tính, nên quá trình tốt nhất chỉ có một mình, khi Thiềm Thừ khai quang, người đầu tiên nó nhìn thấy nó sẽ phù hộ bạn mãi mãi