vào dịp đầu năm mới người dân Việt với tục lệ đi chùa cầu lộc vào dịp đầu năm. Đây là nét đẹp truyền thống của người dân Việt. Để tiếp tục gìn giữ những nét đẹp đó mọi người cần phải biết những điều dưới đây. Đó chính là văn hóa cũng như bảo vệ nét đẹp cho văn hóa nên gìn giữ về sau.
Đi chùa – Những điều cần biết vào dịp đầu năm mới
Đi chùa đến vào dịp đầu năm mới cầu lộc, cầu bình an cho gia chủ. Được cho là một trong những tập tục được gìn giữ lâu đời nhất. Để cầu lộc được bình an, may mắn, hạnh phúc chúng ta cần thận trọng trong những việc sau
- Nguyên tắc ra vào chùa– Khi bước vào chùa không nên đi cửa chính, đi từ cửa bên. Không bước lên bậu cửa.
– Chỉ cắm 1 nén hương vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Khi đi lễ chùa, bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài. Hạn chế thắp hương bên trong chùa vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Người đi chùa không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ…
2. Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, đền, phủ.
– Không đứng chính giữa để cầu khấn vì đó là vị trí tối cao của trụ trì. Khi cầu khấn nên quỳ chếch bên trái, hoặc bên phải để cầu nguyện.
– Vào Phật đường và Tam Bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tránh những hành vi gây gổ cãi vã khi lên chùa.
Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa.
3. Lễ vật
– Dâng lễ ngày tết mùng 1 nên săm những đồ chay, hoa quả không nên dâng những đồ mặn. Quả nên chọn những quả như chuối, thanh long, bưởi….Hoa nên chọn những loại hoa tươi lễ phật thường là hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa hồng, hoa cúc…
– Tuyệt đối không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
– Tại chùa, không để tiền thật lẫn tiền âm phủ lên ban thờ hay mâm lễ.
– Tại đình đền có thể đặt tiền âm phủ nhưng không nên đặt tiền thật.