Lễ cúng ông công ông táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo. Thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc. Mâm lễ cúng ông Công, ông Táo đầy đủ thể hiện cuộc sống cả năm sung túc. Vì vậy gia đình bạn cần chuẩn bị cho mâm lễ cúng thật trang trọng, chu đáo.
Lễ cúng ông công ông táo cần chuẩn bị những gì?
Theo quan niệm truyền thống Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp. Biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới. Người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Cần chuẩn bị những đồ sau:
Mâm cỗ cúng
Tùy theo từng gia cảnh người ta hoặc làm lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng. Hay lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc… để tiễn Táo quân.
Mâm cỗ cúng ông Táo trong truyền thống bao gồm các món cơ bản như: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc… Trong đó, không thể thiếu món cá chép sống hoặc rán. Vì theo quan niệm cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.
Chuẩn bị các lễ vật
Cần chuẩn bị các lễ vật cúng Táo Quân như: Mũ ông Táo 3 chiếc: 2 chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và 1 chiếc cho Táo bà thì không có phần cánh chuồn; Quần áo giấy cho Táo: hai bộ cho nam, 1 bộ cho nữ; Hài Táo Quân: 2 đôi hài nam, 1 đôi hài nữ; Giấy tiền vàng mã; Trái cây tươi trái cây tươi như quả phật thủ, xoài, táo, cam, thanh long, nho…; Cau trầu tươi; Hương, nến, rượu nếp hoặc trà.
Người miền Bắc thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống để bơi trong chậu nước với quan niệm “cá chép hóa rồng” đưa các Táo về trời. Những con cá chép này sẽ thả ra các ao hồ hoặc sông sau khi làm lễ cúng (phóng sinh).
Người miền Trung sẽ dùng ngựa bằng giấy để cúng. Còn người dân miền Nam sẽ dùng lễ vật được chuẩn bị có phần đơn giản hơn, bao gồm mũ, áo hài và cá chép giấy.
Chúc bạn một năm mới an khang thịnh vượng!