fbpx

Mâm cơm cúng tất niên ngày tết gồm những món gì ?

Mâm cơm cúng tất niên trong những năm gần đây được các gia đình tổ chức sớm hơn. Để phù hợp với việc đi lại hay kế hoạch du lịch của mỗi gia đình. Mà có thể tổ chức vào các ngày 25, 26 27, 28, 29 âm lịch. Chúng ta hãy cùng KAIA tìm hiểu về đặc trưng ý nghĩa mâm cơm tất niên của các gia đình mọi miền Bắc Trung Nam của việt nam nhé.

Ý nghĩa mâm cơm tất niên của gia đình Việt

Với người Việt Nam mâm cơm cúng Tất niên là khoảnh khắc cả gia đình sum họp. Là bữa cơm đoàn viên, mọi thành viên trong gia đình. Gác lại những công việc riêng để về tựu đông đủ, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống.

Mâm cơm cúng tất niên gồm những món gì? Mâm cơm tất niên thường là bữa cơm đầy đủ nhất. Cũng như được chuẩn bị chu đáo thịnh soạn hơn ngày thường.  Đối với người dân miền Bắc thì mâm cơm cúng tất niên gồm những món như: canh móng giò hầm măng, miến xào lòng gà, xôi gấc hai tầng, bánh chưng, nem, giò, giò xào, gà luộc…

Với người miền Trung thì mâm cơm cúng tất niên thường sẽ có những món như bánh tét, giò lụa, gà luộc, thịt heo luộc, giá chua, dưa hành, thịt đông…

Người miền Nam thường có những món khá đặc trưng của vùng như bánh chưng, canh măng, thịt kho tàu, gọi tâm thịt, nem, chả giò…

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên gồm những gì?

Cỗ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.  Hoa quả, vàng mã, bánh kẹo Đèn nến, Trầu cau, Rượu, Bánh chưng ( hoặc bánh tét).

Với mỗi vùng miền lại có sự thể hiện khác nhau. Đối với mâm cỗ tất niên miền Bắc thường thì 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Có những mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Đầy đủ mâm cỗ 4 bát gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc, 4 đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế.

Ngoài mâm cỗ mặn thì còn có một đĩa hoa quả. Thường là những loại quả thông dụng, ăn được và được bày biện đẹp mắt. Những loại quả còn xanh hay quả giả không được bày để cúng gia tiên. Đối với hoa trên bàn thờ cũng vậy, chủ nhà nên chuẩn bị trước hoa tươi chứ không được sử dụng hoa giả.

Sau bữa cơm tất niên mọi người bắt đầu chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch. Đúng giao thừa, gia chủ đặt những đồ cúng lên bàn thờ gia tiên, thắp hương tưởng niệm. Khấn vái, rước ông bà về nhà cùng con cháu vui xuân.

Chúc bạn và gia đình năm mới an khang thịnh vượng!!!

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *