fbpx

Mâm cơm cúng tổ tiên ngày tết cần những gì?

Mâm cơm cúng tổ tiên ngày tết là việc rất quan trọng không thể thiếu đối với mỗi gia đình Việt. Mâm cơm được làm với không khí trang nghiêm đầm ấm với tất cả các thành viên trong gia đình. Trong ngày tết, ngày lễ, trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình không thể thiếu những món ăn đặc trưng của gia đình ấy. Với những khu vực, vùng miền khác nhau. Thì những món ăn trên mâm cơm cúng gia tiên cũng khác nhau. Dưới đây KAIA giới thiệu tới bạn những món ăn và những thứ cần thiết trong một mâm cơm ngày tết của người Việt nhé.

Mâm cơm cúng ngày tết
Mâm cơm cúng ngày tết

Mâm cơm cúng ngày Tết cần những gì?

Không khí Tết rõ nhất sau ngày tiễn ông Công ông Táo về trời đến ngày 30 Tết. Người ta làm lễ tất niên, bày cỗ chính thức thỉnh mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

Đến giao thừa người ta bày mâm cúng ngoài sân để cúng trời đất và các vị thần linh. Hết 3 ngày người ta làm lễ tiễn ông bà tổ tiên.

Quan trọng là không chỉ vào ngày Tết mà việc thờ cúng suốt quanh năm nên được chăm chút. Sao cho sạch sẽ trang nghiêm, không trang trí lỉnh kỉnh lòe loẹt. Không nên thắp quá nhiều hương (nhang), không nên đốt vàng mã…

Còn theo ông Hưng (Hà nội ) mâm cơm cúng ngày Tết được tổ chức nấu nướng và bày biện khá công phu. Tùy từng hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà các mâm cỗ cúng lớn nhỏ khác nhau. Nhưng chung đầy đủ 4 món cơ bản là: bánh chưng, thịt lợn, dưa hành và cơm tẻ.

Ý nghĩa của bốn món ăn cơ bản trong mâm cơm cúng tết trong gia đình

Mâm cơm cúng tổ tiên ngày tết không thể thiếu các món sau. Món bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài. Nhiều người còn nói rằng trong nhà không có bánh chưng là không có tết.

Thịt lợn chế biến thuộc về âm dưa hành thuộc về dương, âm dương hài hoà tượng trưng cho sự phát triển. Và cơm tẻ là lương thực hàng ngày, nên trong mâm cỗ có nếp, có tẻ. Cũng như có âm có dương đầy đủ lẽ sinh sôi.

Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn với 4 bát cơm đặt 4 góc mâm. Tượng trưng cho trời đất vũ trụ, mà con người dù ở cõi âm hay dương đều có cuộc sống trong đó.

Tết Nguyên đán thường tổ chức 4 ngày và lễ cúng gia tiên cũng được trình tự cúng trong 4 ngày với những ý nghĩa khác nhau. Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm.

Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện. Buổi chiều cúng Tịch điện. Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết, nên cúng Tạ Ông vải, với ý nghĩa 4 ngày tết đã đầy đủ.

Chúc bạn một năm mới bên gia đình hạnh phúc và đầm ấm nhé!

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *