fbpx

Qui trình và nguồn gốc tạo ra tranh đá quý lục yên

Nguồn gốc

Những năm 1989 – 1990, vùng đất ngọc Lục Yên (Yên Bái) sau khi người dân nơi đây đã khai thác gần cạn kiệt nguồn tài nguyên đá quý, giờ đây đá quý khan hiếm dần, nên người dân địa phương đã tận dụng những viên đá màu còn sót lại để làm tranh đá. Nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, họ đã biến những viên đá nhỏ còn sót lại trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

TRANH ĐÁ QUÝ ĐÀO PHÚ QUÝ

Được biết, người dân trong vùng học nghề từ một người có tên là “Cường Bạc” thường xuyên đến đất Lục Yên để tìm kiếm những viên đá đỏ làm giàu. Những cơ sở chế tác tranh đá quý của người Thái thường giấu nghề. Qua nhiều lần mua bán đá lẻ, ông đã học được bí kíp, kinh nghiệm làm tranh đá của người Thái để về truyền dạy lại cho người dân nơi đây.

Bây giờ đến Lục Yên, khác hẳn với sự tĩnh lặng của cảnh mua bán ở chợ đá quý Yên Thế, mà xen vào đó là những âm thanh quen thuộc của cánh giả đá làm nguyên liệu cho tranh đá quý. Công việc chính của họ là cho đá vào cối, rồi dùng chày để giã cho nhỏ, nhưng không được để những viên đá đó tan thành bột.

TRANH ĐÁ QUÝ CỬU NGƯ QUẦN TỤ 2

Qui trình tạo tranh đá quý

Trong một cơ sở sản xuất tranh đá quý, mỗi người làm một công việc khác nhau. Họ chia thành từng phân xưởng nhỏ như:

  • Phân xưởng rửa đá bằng axít
  • Phân loại đá
  • Giả đá
  • Ghép tranh

Giã đá phải theo một quy trình.

  1. Đầu tiên là rửa đá
  2. Cho đá vào cối giã
  3. Gĩa nhỏ để lọc những viên đá to
  4. Những viên không đạt sẽ giã tiếp

Sau khi giã đá, công đoạn tiếp theo là vẽ mẫu bằng chì hoặc phấn trên tấm gỗ. Các công nhân sẽ tỉ mỉ rắc đá và bột đá vào mẫu. Phía dưới là một lớp bột đá bằng cẩm thạch. Cái khó nhất của công đoạn này là phải biến những viên đá liti thành hình ảnh sinh động

Công việc làm tranh đá đòi hỏi phải tỉ mỉ, từ việc sơ chế đá, chọn đá màu đến vẽ tranh, chốt đá, ghép đá… đều thể hiện sự tài hoa, khéo léo. Chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất. Những viên chuẩn, đẹp mới tạo thành những bức tranh có giá trị. Những viên đá quý được ngâm qua axít sẽ làm dậy màu đặc trưng, long lanh, sắc sảo hơn

TRANH ĐÁ HOA MẪU ĐƠN

Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mỗi bức tranh thành công là sự kết hợp hài hòa giữa ý tưởng và đôi bàn tay tỉ mẩn, tinh tế, chăm chút công phu từng họa tiết do người họa sĩ đã vẽ sẵn. Những người làm tranh phải có sự am hiểu về nghệ thuật điện ảnh như cận cảnh, viễn cảnh, sự phối cảnh.

Làm tranh chân dung khó nhất là việc cân đối tỉ lệ của các bộ phận cơ thể, độ đậm, nhạt của da, sự pha trộn gam màu sáng tối.Vì thế chỉ những nghệ nhân cao tay mới rải được những viên đá vô tri vô giác ghép lên bức tranh thành người có hồn.

Để có những loại đá quí như đá lông công phải mua tận bên Lào. Hay đá opan cũng phải cất công mua ở Gia Lai, Đắk Lắk. Để có màu đen, người làm tranh phải dùng đá téttits (đá cút sao, đá nham thạch).

Người dân Lục Yên bằng bàn tay tài hoa, cần cù lao động, đã biết vận dụng sáng tạo nguồn tài nguyên quý giá từ thiên nhiên, kể cả những thứ tưởng chừng đã bỏ đi, để làm nên những sản phẩm độc đáo.

Bạn có thể tham khảo các mẫu tranh đá quý ngay tại hệ thống cửa hàng của Kaia.

Ngoài ra, nếu có thắc mắc thêm về dịch vụ. Bạn có thể liên hệ trực tiếp tại website Kaia để được tư vấn miễn phí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *